Cây Hợp Mệnh Mộc

Người mệnh Mộc nên trồng cây gì trong nhà để mang lại may mắn, tài lộc?

Người mệnh Mộc rất nhiệt tình trong công việc, họ luôn có tinh thần vị tha và tính hướng ngoại, thích du lịch, yêu thiên nhiên. Trí tưởng tượng thường phong phú hơn các mệnh khác. Đôi khi còn giữ trong mình tính nghệ sĩ, nhưng lại thiếu tính kiên nhẫn nên hay nóng giận và thường bỏ ngang công việc.

Theo quy luật tương sinh, tương khắc trong ngũ hành, người mệnh Mộc sẽ hợp với các màu sắc thuộc hành Thủy và hành Mộc, đó là màu nâu, màu xanh nước biển, xám, màu đen. Trong đó hợp nhất là màu nâu gỗ, yếu tố đại diện cho Mộc. Trong nhà người mệnh Mộc nếu trang trí có màu nâu sẽ cực tốt, ngoài ra màu xanh lá cũng rất hợp với mệnh Mộc. Màu xanh lá mang lại cảm giác trong lành, tươi tắn và khởi đầu mới. Nó có những tác động rất tốt đến sức khỏe, giảm hồi hộp căng thẳng và lấy lại cân bằng.

Vậy người mệnh Mộc chọn cây như nào cho phù hợp?

Cây hợp mệnh Mộc: Bao gồm những loại cây có màu xanh lá như: Cây Ngọc Bích, Cây Vạn Niên Tùng (Tùng La Hán), Cây Trường Sinh, Cây Cau Tiểu Trâm, Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh, Cây Vạn Niên Thanh, Cây Ngũ Gia Bì, Cây Kim Ngân, Sen Đá Nâu… ngoài ra còn có thể trồng các loại cây thuộc hành Thủy để mang lại sự tương sinh.

1. Cây Ngọc Bích (Sen Đá Thạch Bích)

cây ngọc bích
Hình ảnh: Cây Ngọc Bích

– Đặc tính: Cây Ngọc Bích còn được gọi là cây thạch bích – cùng tên tiếng Anh với cây kim tiền là Money Plant. Cây Ngọc Bích thuộc loài cây mọng nước với hoa nhỏ màu trắng hoặc hồng. Cây mang biểu tượng của sự may mắn và mang lại sức khỏe nếu đặt vào những vị trí thích hợp trong ngôi nhà, hay văn phòng, hay bàn làm việc của bạn.

Bản thân loài cây này mang trong mình một sức sống mãnh liệt, một chiếc lá ngọc bích rơi xuống nền đất ẩm ướt sẽ mọc thành mầm con trong thời gian ngắn. Bởi vậy mà ý nghĩa cây ngọc bích còn mang biểu tượng của tình bạn, sự chia sẻ, hay tuổi trẻ, sự vĩnh hằng.
Cách chăm sóc: Cây Ngọc bích (thạch bích) thuộc loài sen đá nên ưa sang và không cần nhiều nước. Cây rất dễ chăm sóc, bạn chỉ cần đặt cây chỗ thoáng mát và tưới nước 3-5 ngày/lần (chỉ tưới nước khi nào đất thật khô) và để cây ra chỗ thoáng mát để cây phát triển tốt.

Tìm hiểu chi tiết Cây Ngọc Bích: https://nghiendecor.com.vn/cay-canh-van-phong/cay-canh-phong-thuy/cay-ngoc-bich.html

2. Cây Tùng La Hán (Vạn Niên Tùng)
cây tùng la hán
Hình ảnh: Cây Tùng La Hán

– Đặc tính: Cây Tùng La Hán còn gọi là Vạn Niên Tùng là loài cây ưa ẩm, sinh trưởng không cần nhiều ánh sang. Tùng la hán có nguồn gốc từ Nhật Bản, theo quan niệm của người Nhật, Tùng La Hán là loại cây có Linh khí, sống ngàn năm tuổi, cản gió độc, trừ tà.

– Cách chăm sóc: Tùng la hán ưa nước, có thể trồng thuỷ sinh, chúng ta tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

Tìm hiểu chi tiết Cây Tùng La Hán: https://nghiendecor.com.vn/cay-canh-van-phong/cay-canh-phong-thuy/cay-tung-la-han.html

3. Cây Trường Sinh

 

 

cây trường sinh
Hình ảnh: Cây Trường Sinh

– Đặc tính: Cây Trường Sinh (tên khoa học: Peperomia Obtusifolia) là loại thực vật xanh tốt quanh năm, có khả năng sinh tồn mạnh mẽ, sức chống chịu cao. Trong phong thủy cây Trường Sinh tượng trưng cho sức khỏe, sự trường tồn, ý chí mạnh mẽ và quyết liệt. Ngoài ra nó còn là biểu tượng của sự sinh sôi, nảy nở…

– Cách chăm sóc: Cây Trường Sinh rất ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.

Tìm hiểu chi tiết Cây Trường Sinh: https://nghiendecor.com.vn/san-pham/cay-canh-van-phong/cay-canh-phong-thuy/cay-truong-sinh.html

4. Cây Cau Tiểu Trâm

cây cau tiểu trâm
Hình ảnh: Cây Cau Tiểu Trâm

– Đặc tính: Cây Cau Tiểu Trâm có khả năng sống trong điều kiện thiếu ánh sáng một thời gian dài, không cần chăm bón nhiều. Có thể trồng thuỷ sinh hay trong đất đều tốt. Cau Tiểu Trâm có khả năng hút các chất độc sản sinh từ nhiều vật dụng trong nhà như formaldehyde, toluene và benzene. Đặc biệt đây là loại cây duy nhất có khả năng lọc khói thuốc lá, rất tốt khi để trên bàn làm việc.

– Cách chăm sóc: Cây ưa nước, tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt.

Tìm hiểu chi tiết Cây Cau Tiểu Trâm: https://nghiendecor.com.vn/cay-canh-van-phong/cay-canh-loc-khong-khi/cay-cau-tieu-tram.html

5. Cây Trầu Bà Đế Vương

cây trầu bà đế vương
Hình ảnh: Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh

– Đặc tính: Cây Trầu Bà Đế Vương được biết đến như một trong số những loại cây tuyệt vời nhất để lọc formaldehyde và các hóa chất độc hại khác từ không khí. Cây này hợp sinh trưởng trong ánh sáng yếu và dễ chăm sóc, có thể sống trong môi trường điều hoà.

– Cách chăm sóc: Cây ưa mát, tưới 2-3 lần/tuần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên.

Tìm hiểu chi tiết Cây Trầu Bà Đế Vương Xanh: https://nghiendecor.com.vn/cay-canh-van-phong/cay-canh-phong-thuy/cay-trau-ba-de-vuong-xanh.html

6. Cây Vạn Niên Thanh

 

cây vạn niên thanh
Hình ảnh: Cây Vạn Niên Thanh thủy sinh

– Đặc tính: Cây vạn niên thanh có khả năng lọc sạch không khí, khử bớt các khí độc do môi trường hoặc các bức xạ từ các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính… Trên thực tế loại cây này có khả năng thanh lọc benzene và formaldehyde hiệu quả, ngoài ra cây cũng có thể sinh trưởng tốt trong môi trường ít ánh sáng. Nếu cây sinh trưởng và phát triển tốt, cây sẽ càng thanh lọc không khí hiệu quả hơn đặc biệt là ở những nơi nhiều khói bụi. Chính vì vậy, vạn niên thanh được xếp loại là một trong những loại cây có khả năng hấp thụ độc tố tốt nhất.

– Cách chăm sóc: Cây Vạn niên thanh ưa ẩm, chúng ta tưới 2-3 ngày/lần. Thi thoảng 1-2 tuần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên. Nếu trồng thuỷ sinh bạn chỉ cần 2 tuần thay nước 1 lần và nhỏ từ 5-6 giọt dung dịch thuỷ sinh cho cây phát triển tốt ( lưu ý khi trồng thuỷ sinh chỉ đổ nước ngập 1/3 rễ để cây phát triển tốt tránh bị úng )

Tìm hiểu chi tiết Cây Vạn Niên Thanh: https://nghiendecor.com.vn/cay-canh-van-phong/cay-canh-de-ban/cay-van-nien-thanh.html

7. Cây Ngũ Gia Bì

 

Cây Ngũ Gia Bì
Hình ảnh: Cây Ngũ Gia Bì

– Đặc tính: Cây Ngũ gia bì được NASA chứng minh là hiệu quả trong việc làm giảm formaldehyde, toluene và benzene từ không khí. Ngoài ra cây có khả năng đuổi muỗi, côn trùng rất thích hợp để trên bàn làm việc, bàn học. Trong phong thuỷ cây hợp với những người tuổi Dần.

– Cách chăm sóc: Cây ưa nước trung bình, nên tưới 3-5 ngày/lần. Thi thoảng 1 tuần/lần để cây ra ngoài ánh sáng để cây có thể quang hợp tự nhiên để cây phát triển tốt.

Tìm hiểu chi tiết Cây Ngũ Gia Bì: https://nghiendecor.com.vn/cay-canh-van-phong/cay-canh-phong-thuy/cay-ngu-gia-bi.html

8. Cây Kim Ngân

 

Cây Kim Ngân Phật
Hình ảnh: Cây Kim Ngân

– Đặc tính: Cây Kim Ngân có tên khoa học là Pachira aquatica, xuất xứ từ Mexico, Brazill Nam Mỹ và đầm lầy Trung Mỹ. Đối với người tây phương thì họ gọi cây kim ngân là money tree có nghĩa là cây tiền, có thể chính vì lý do đó mà nó nhanh chóng phát triển và được đưa đến Việt Nam để làm cây cảnh văn phòng hoặc trang trí trong nhà. Với ý nghĩa khi gia chủ sở hữu cây kim ngân sẽ có nhiều tiền vàng, sự may mắn và thịnh vượng…

– Cách chăm sóc: Cây Kim Ngân rất dễ chăm sóc. Cây chịu hạn tốt, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng trong nhà và văn phòng. Cây không ưa nước, tưới 7-10 ngày/ lần, đất trồng cần thoáng, thoát nước tốt giúp cây phát triển tốt.

Tìm hiểu chi tiết Cây Kim Ngân: https://nghiendecor.com.vn/cay-canh-van-phong/cay-canh-phong-thuy/cay-kim-ngan-de-ban.html

9. Cây Sen Đá Nâu (Sen Đá Socola)

 

Cây Sen Đá Nâu
Hình ảnh: Cây Sen Đá Nâu

– Đặc tính: Cây Sen Đá Nâu còn được gọi là Sen Đá Socola. Bản thân loài cây này mang trong mình một sức sống mãnh liệt, một chiếc lá sen đá nâu rơi xuống nền đất ẩm ướt sẽ mọc thành mầm con trong thời gian ngắn. Bởi vậy mà sen đá Nâu còn là biểu tượng của tình bạn, tình yêu bất diệt với thời gian.

– Cách chăm sóc: Cây Sen Đá Nâu thuộc loài sen đá nên ưa sang và không cần nhiều nước. Cây rất dễ chăm sóc, bạn chỉ cần đặt cây chỗ thoáng mát, có nhiều ánh sáng tự nhiên và tưới nước 7-10 ngày/lần (chỉ tưới nước khi nào đất thật khô) và để cây ra chỗ thoáng mát để cây phát triển tốt.

Xem thêm các mẫu tiểu cảnh Sen Đá: Tiểu Cảnh Sen Đá

Như vậy chúng tôi đã tổng hợp các loại cây phong thủy hợp mệnh Mộc để giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan hơn về những loại cây phù hợp với bản thân mình. Ngoài ra các bạn cũng không nên trồng các loại cây thuộc mệnh Kim do ngũ hành tương khắc.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua 2 số điện thoại 096.596.2586 và 094.822.5678 để được hỗ trợ mua cây phong thủy hợp mệnh Mộc với giá ưu đãi nhất.

CÁC BÀI VIẾT THAM KHẢO:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *